Norman Parkinson người đặt nền móng ảnh thời trang thế kỷ 20

60's Women Fashion - NAG.Norman Parkinson

Điểm khác biệt tạo nên những bức ảnh thời trang, ngoài vẻ đẹp của chất liệu, hình thể, kỹ thuật, Norman Parkinson còn đưa được yếu tố văn hóa truyền thống, đặt nền móng cho những bức ảnh thời trang đầu thế kỷ 20.

Norman Parkinson (1913-1990) là một trong những nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Ông được xem là người tiên phong trong việc sử dụng các câu chuyện sử thi vào trong ảnh thời trang và chân dung. Yếu tố đưa ảnh thời trang vượt ra ngoài những hình thức cứng nhắc thời bấy giờ và đưa vào nghệ thuật một sự thanh lịch và giản dị.

Những bức ảnh của ông đã tạo nên thời đại của các siêu mẫu và mang ông trở thành nhiếp ảnh gia được lựa chọn cho những người nổi tiếng, nghệ sĩ, nhà văn và chính trị gia.

Cuộc đời của ông cũng gắn liền với những thời khắc lịch sử, như chụp ảnh Hoàng gia Anh ở ngay những khu riêng tư và bên ngoài, cũng như những nhân vật hàng đầu trong thế giới điện ảnh, sân khấu và âm nhạc. Ngoài yếu tố văn hóa, ông còn có những bức ảnh đột phá của những năm 1930, trong các cuộc chiến tranh.

Ông đã sáng tạo lại bản thân và chụp ảnh thời trang trong suốt sự nghiệp kéo dài sáu thập kỷ. Parkinson đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc và truyền cảm hứng cho các nhiếp ảnh gia khác bằng những sáng tạo mang phong cách của riêng mình.

Thật khó để công nhận một ai đó thành công trong một lĩnh vực có sức cạnh tranh cao, chưa nói đến là người tiên phong hay dẫn dắt và đặt nền tảng để kế thừa. Nhưng với Norman Parkinson thì khác. Ông được xem là người khá ngẫu hứng và không định hình phong cách. Chính những điều đó đã làm thay đổi mãi mãi cách tiếp cận tĩnh, có tư thế trong nhiếp ảnh thời trang. Ông biết cách làm mê hoặc và tạo ra những phong cách riêng thu hút được những người trẻ và cho ra hình ảnh lôi cuốn, quyến rũ trước công chúng. Đó cũng là sự nhìn nhận của người trong cuộc và cả những người phê bình nghệ thuật. Họ buộc thừa nhận ông là một trong những người xuất sắc nhất trong lĩnh vực nhiếp ảnh thời trang, nhờ cách tiếp cận và tố chất thiên bẩm của chính mình.

60's Women Fashion - NAG.Norman Parkinson

Nghệ nhân và nghệ sĩ
Ông tự nhận mình là một nghệ nhân không phải là một nghệ sĩ của nhiếp ảnh. Đây là điểm khác biệt chính làm nên các tác phẩm mà giới phân tích, đánh giá phải thừa nhận và hiếm khi so sánh tác phẩm của ông với những nhiếp ảnh gia khác.

Theo truyền thống, nghệ nhân là người sáng tạo thủ công là người tạo ra những sản phẩm bằng tay hiện hữu. Những thứ này được tạo ra theo yêu cầu của khách hàng và họ kiếm sống bằng cách bán ra những sản phẩm của mình. Trở thành một nghệ nhân bậc thầy có nghĩa là phải hiểu biết và kiểm soát tuyệt đối về vật liệu và công cụ được sử dụng trong thương mại của họ, đồng thời tạo ra những vật phẩm chất lượng cao.

Trong khi nghệ sĩ là người tạo ra những tác phẩm theo khơi gợi của cảm xúc, kích thích suy nghĩ, giải trí hoặc đại diện cho một câu chuyện, nhưng chúng không nhằm mục đích hữu ích mà chỉ có tính thưởng lãm trong đó có nhiếp ảnh một nghệ thuật thuộc lĩnh vực thị giác.

Điều này có nghĩa, ngay từ đầu ông đã xác định mình là một nhiếp ảnh gia thương mại, sử dụng những tố chất và kỹ thuật lành nghề để tạo nên những sản phẩm được người tiêu dùng, chính giới đón nhận và mua chúng.

 60's Women Fashion - NAG.Norman Parkinson

60's Women Fashion - NAG.Norman Parkinson

Tính biểu tượng
Parkinson đã cách mạng hóa nghệ thuật chụp chân dung, vượt qua ranh giới thời đại và cách mạng hóa nhiếp ảnh bằng cách đưa các người mẫu ra khỏi studio và lồng vào các bối cảnh văn hóa truyền thống cũng như hiện đại ở ngoài trời.

Những bức ảnh chụp phụ nữ gần sông Thames hoặc chạy trên các đường phố ở New York khiến mọi thứ trở nên sống động. Yếu tố văn hóa được ông đưa vào không chỉ là những câu chuyện sử thi mà còn có cả môi trường, kiến trúc, thiên nhiên, thảm thực vật hay động vật.

Ông đặc biệt chú trọng đến hoa văn và kết cấu, kết hợp các yếu tố này và sắc thái có trong tự nhiên để đưa vào ảnh thời trang của mình. Trên hết là cách tạo dáng tự nhiên đến từ đời sống thường nhật cũng như kết hợp với nghệ thuật tạo dáng trong các bộ môn hình thể khác như múa hoặc thể thao. Không chỉ có ảnh, ông còn là người phát hiện ra nhiều người mẫu nổi tiếng cho lĩnh vực ảnh thời trang.

60's Women Fashion - NAG.Norman Parkinson

60's Women Fashion - NAG.Norman Parkinson

Thành tựu & vinh danh
Làm việc cho nhiều ấn phẩm, như Vogue, Queen, Harper’s Bazaar,... Ông là người kế nhiệm Cecil Beaton với tư cách là nhiếp ảnh gia chính thức của hoàng gia. Đến cuối đời, ông đã trở thành một cái tên quen thuộc trong giới, được phong tước hiệp sĩ cấp cao nhất CBE và trở thành thành viên danh dự của Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia. Các tác phẩm của ông là chủ đề lớn được triển lãm tại Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia, London. Tuy vậy chỉ có chưa đến 200 tác phẩm được mang ra công chúng trong hơn 500.000 bức ảnh nằm trong kho lưu trữ để khám phá. Norman Parkinson qua đời khi đang làm việc tại Singapore vào năm 1990.

 

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00