Người tiên phong mang nghệ thuật đối xứng động vào nhiếp ảnh

Dynamic symmetry Art

Henri Cartier Bresson (1908 - 2004) là một nhiếp ảnh gia đầy nhân văn người Pháp, ông được cho là người rất thiên tài về sáng tác và kỹ năng nắm bắt chuyển động. Sự nghiệp của ông được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn từ 1926 đến 1935, được đánh dấu bằng sự tiếp xúc của ông với các nhà Siêu thực, công việc đầu tiên của ông là một nhiếp ảnh gia và ông đi khắp thế giới. Phần thứ hai là các hoạt động liên quan đến chính trị, khi ông trở về từ Hoa Kỳ vào năm 1936 cho đến khi ông ra đi và trở lại New York vào năm 1946. Và phần thứ ba mở đầu với việc sáng tạo ra thể loại ảnh “Magnum Photos” (cộng đồng ảnh trực quan, tiền thân ảnh báo chí) vào năm 1947 và kết thúc vào đầu những năm 1970, khi Cartier Bresson ngừng làm báo ảnh. Trong suốt quá trình làm việc sáng tạo, ông được vinh danh là người tiên phong của nhiều cuộc cách mạng ảnh, trong đó có báo chí, nhưng ông biết đến trong một vai trò khác là người đưa “Nghệ thuật đối xứng động” vào trong nhiếp ảnh.

Theo tôi, chụp ảnh có một ý nghĩa, mà ở đó sự thấu hiểu không thể tách rời khỏi các biểu cảm trực quan khác. Đó là một cách để thể hiện, giải thoát chính mình, không phải để chứng minh hay khẳng định tính độc đáo của mình. Đó là một cách sống.

NAG. Henri Cartier Bresson
(1908 - 2004)

Dynamic symmetry Art là một hệ thống “Đối xứng động” dựa theo tỷ lệ và phương pháp thiết kế tự nhiên. Hệ thống sử dụng các hình chữ nhật động, trong đó hình chữ nhật gốc dựa trên các tỷ lệ như căn bật 2 của 2, 3, 5,.. hay theo tỷ lệ vàng và tỷ lệ bạc.
Hệ thống “Đối xứng động” ban đầu được áp dụng chủ yếu trong hội họa, thiết kế,... Sau đó được đưa vào nhiếp ảnh vào đầu thế kỷ 20. Trong đó Henri Cartier Bresson được xem là người tiên phong mang hệ thống này vào trong ảnh của mình. Dù trong suốt sự nghiệp và khi còn sống, ông ít khi nào thừa nhận vấn đề này.

Phong cách nào?
Ban đầu, rất nhiều người cho rằng Henri Cartier Bresson sử dụng bố cục 1/3 (rule of thirds) trong các tác phẩm của mình. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu về ông đã dựa theo các phân tích về lịch sử và các công trình đã thừa nhận rằng, ông đã tạo ra các bức ảnh của mình bằng cách sử dụng phim có tỷ lệ khung hình chính 1.5 (3:2) nằm trên 4 hình chữ nhật động đối xứng theo các đường chéo. Hay nói một cách khác là sử dụng hệ thống nghệ thuật “Đối xứng động”. Không giống như nguyên tắc bố cục 1/3, với đối xứng động, chủ thể được sắp đặt vô cùng linh hoạt theo các đường chéo và các điểm giao nhau để tạo ra những sáng tạo mang tính khoa học tự nhiên.

 Ảnh hưởng nghệ thuật
Trong số các nhân vật sáng tạo của lịch sử, Henri Cartier Bresson là một người vô cùng xuất sắc. Các công trình ảnh của ông cho thấy các yếu tố hình học gần như có ý nghĩa hoàn hảo, tạo ra một khoảnh khắc, một ngôn ngữ mạch lạc. Bresson yêu thích các họa sĩ như Paolo Uccello và Piero Della Francesca, những bật thầy sử dụng tỷ lệ vàng. Chính vì thế đã có những ảnh hưởng nhất định trong cách sáng tạo nghệ thuật của ông. Không ai nắm bắt được nghệ thuật thiết yếu của nhiếp ảnh trong những năm 1920 đến 1930, thông minh và nhất quán như Henri Cartier Bresson.

ý nghĩa của việc bố cục - “đối xứng động”
Đối xứng động là một hình thức sáng tác giúp xây dựng hình ảnh hoặc đối tượng theo tỷ lệ thuận theo tự nhiên. Đối xứng động là phương pháp mà người Hy Lạp dùng để xây dựng đền thờ và các vị thần của họ.
Khác với bố cục 1/3, có khuynh hướng tạo ra sự cân bằng, nhưng tính kết nối không nhiều và khó sử dụng trong các chủ đề đòi hỏi tính tiêu cực hay bất tương xứng. Dynamic Symmetry có một ý nghĩa khác, xuất phát từ những tỷ lệ của các con số tự nhiên cho phép bố cục không gian và các vùng ảnh, mà nơi đó chúng tạo ra sự liên kết hoặc thứ tự với các yếu tố còn lại.


Chữ động trong tỷ lệ đối xứng động có một ý nghĩa vô cùng quan trọng hàm ý “không ngừng thay đổi” đó là điều khác biệt mà các nguyên tắc bố cục khác không có được. Vì các cạnh hình chữ nhật xây dựng ban đầu từ một hình vuông và 2 cạnh đối diện được mở rộng theo con số tính bằng căn bật hai của dãy số 1, 2, 3,...Nên bố cục đối xứng động sẽ thay đổi theo tỷ lệ này. Các dãi số này có thể thay bằng chuỗi Fibonacci hay chuỗi xoắn óc Phyllotaxis hoặc nhiều dãi số khác có trong tự nhiên để tạo ra những tỷ lệ đối xứng động khác nhau hoàn toàn.

Giống như Kinh Dịch của người Trung Quốc, nếu thay đổi các con số trong tỷ lệ này sẽ tạo ra một tỷ lệ đối xứng động khác và có thể biến thiên muôn hình vạn trạng. Nó bao hàm cả các tỷ lệ vàng và tỷ lệ bạc hay tỷ lệ 1/3 và nhiều tỷ lệ khác mà chúng ta chưa được biết. Và cho đến nay con người vẫn chưa thể tận dụng hết các chức năng của chúng, nó giống như vũ trụ không bao giờ xác định được hết ý nghĩa, tác động hay những sáng tạo có thể mang lại. Đó là lý do Henri Cartier Bresson khai thác lý thuyết này suốt cuộc đời ông để cho ra những tác phẩm mang lại nhiều danh tiếng, mà lịch sử nhiếp ảnh phải cảm ơn ông vì những đóng góp này.

 

 

 

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00