Phần 1: Hình chụp thức ăn - Ngôn ngữ riêng

Loạt bài viết về hình chụp thức ăn

Phần 1: - Ngôn ngữ riêng
Phần 2: - Nguyên tắc thiết kế
Phần 3: - Vật trang trí và kiểu dáng
Phần 4: - Tạo tâm trạng
Phần 5: - Khám phá phong cách của bạn

 

Vấn đề cốt yếu của nhiếp ảnh nói chung nằm ở chủ đề, bố cục và ánh sáng. Nếu ba yếu tố này được tổ chức một cách nghèo nàn, thì dù bạn cố gắng xử lý hậu kỳ thế nào cũng không nâng cao được chất lượng hình ảnh. Bất chấp khẩu độ hoặc ISO được cài đặt ra sao, nếu bạn không có một chủ đề thú vị, một bố cục tốt, và ánh sáng tuyệt vời, thì bức ảnh sẽ thiếu đi sức thu hút. 

Học cách đọc một bức ảnh sẽ làm bạn có cái nhìn sâu sắc hơn, biết thế nào đạt được những mục đích quan trọng trong công việc. Đọc ảnh cũng là hình thức tìm hiểu cách nó được làm ra và mục đích phía sau của tác giả. Cách họ thiết lập ánh sáng (chất lượng và số lượng ánh sáng), bố cục (sắp xếp các yếu tố trong bức hình) cũng như nội dung (chủ đề và ý nghĩa) khi chụp ảnh. 

 

Mỗi hình ảnh thường có cách diễn đạt khác nhau,  bằng cách quan sát và hiểu được những lựa chọn của nhà nhiếp ảnh gia. Điều đó giúp chúng ta học hỏi và nâng cao kỹ năng. Để trở thành một nhiếp ảnh gia thực thụ, chúng ta cần dành nhiều thời gian để học hỏi và trao dồi kinh nghiệm từ các nhiếp ảnh gia khác. 

Dĩ nhiên, bạn phải biết mình cần gì. Khi phân tích các yếu tố thị giác cơ bản trong các bức ảnh. Bạn sẽ biết cách những nhiếp ảnh gia vận dụng chúng để giao tiếp với bạn như thế nào.  Và sẽ hiểu được, điều gì bạn thích hoặc không thích trong một hình ảnh nào đó.

  

Như tôi đã nói, một bức ảnh thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: ánh sáng, bố cục, và chủ đề. Trong phần I này, chúng ta chỉ thảo luận tập trung vào các khối xây dựng cơ bản của nghệ thuật thị giác, đó chính là các yếu tố dùng để thiết kế. 

Hãy nhớ rằng, sự hiểu biết các yếu tố này chỉ là những hướng dẫn. Vì thế bạn nên làm theo bản năng của mình. Đừng ngại thử nghiệm hoặt thử một điều gì đó mới hơn. Học hỏi từ những thành công cũng như rút kinh nghiệm từ những thất bại của bạn. Bạn cũng có thể học hỏi những người xung quanh, bằng cách chia sẻ nhiệt tình và bạn sẽ cải thiện kỹ năng của mình một cách nhanh chóng.


Các yếu tố trực quan như

1. Đường kẻ
2. Định dạng/ Hình dạng và không gian
3. Màu sắc
4. Kết cấu

Không nhất thiết tất cả đều cùng có mặt trong một hình ảnh. Những gì bạn cần là chọn chúng sao thu hút được sự chú ý của người xem.

  • Đường kẻ: Những đường kẻ tạo hiệu quả thị giác, bởi chúng dẫn dắt mắt người xem đến chủ đề chính của bức ảnh. Đường kẻ có thể là một đường thẳng, đường cong, thẳng đứng, nằm ngang hoặc đường chéo. Một đường kẻ cũng có thể được hình thành từ nhiều điểm nằm trong khung hình. Thông qua các đường kẻ này, có thể tạo ra một cảm giác về chiều sâu cho hình ảnh. Nói chung, hướng ngang được dùng cho hình có các đường nằm ngang và hướng nằm dọc được dùng cho hình có các đường nằm dọc.
     
  • Định dạng / Hình dạng và Không gian: Định dạng là các dạng hình ba chiều, hình dạng là các dạng hình học tìm thấy trong tự nhiên (ví dụ: hình tròn, hình tam giác, hình vuông). Không gian được định nghĩa và xác định bởi Hình dạng và Định dạng ở trên, nó là khu vực nằm giữa và xung quanh các đối tượng. Hình dạng của chủ đề tạo ra không gian tích cực, trong khi không gian xung quanh nó là không gian tiêu cực. Điều quan trọng để có được sự chú ý tới không gian tiêu cực cũng như không gian tích cực, cần tăng hoặc giảm diện tích của các không gian này. Hình dạng có thể được nhấn mạnh khi đặt chúng trong một hậu cảnh tương phản cao.  
     
  • Màu sắc: Màu sắc diễn tả theo nhiều cấp độ. Màu định nghĩa và làm nổi bật các đường nét, hình dạng, định dạng, và không gian. Màu sắc có thể tạo sự thích thú và thu hút mắt người xem. Hoặc ngược lại, có thể làm xao lãng người xem nếu nó không được sử dụng chính xác. Màu sắc cũng tác động đến tâm trạng, Có màu tạo ra cảm giác bình yên, nhưng cũng có màu tạo nên sống động và sức mạnh. Có ba thành phần chính của màu sắc: màu sắc (các màu sắc), giá trị (từ tối đến sáng), và độ bão hòa (độ rực rỡ của màu).  
     
  • Kết cấu: kết cấu là chất lượng bề mặt của các đối tượng trong hình ảnh. Kết cấu có thể thô hoặc mịn, mềm hoặc cứng. Chúng ta trải qua những cảm giác thực tế này khi chạm vào đối tượng, và giả lập chúng trong các hình ảnh. Kết cấu được nhấn mạnh khi ánh sáng chiếu vào đối tượng từ các góc độ khác nhau. 

Những yếu tố này là những thành phần cơ bản của bố cục, chúng là những cấu trúc của bức hình và là công cụ để các nhiếp ảnh gia khởi đầu công việc của họ. Tôi luôn ghi nhớ những thành phần này và dùng chúng để cải thiện hình ảnh chụp của mình. 

(Bài viết của tác giả Sylvie đăng trên gourmandeinthekitchen.com)

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00