Chúng ta thường hỏi có bao nhiêu loại máy ảnh trên thị trường hiện nay? Hãy tìm hiểu điều này qua sự phát triển của lịch sử máy ảnh. Ý tưởng máy ảnh ra đời dựa vào một phát hiện tình cờ, khi hình ảnh bên ngoài đi qua 1 chiếc lỗ trên vách hình thành ảnh ngược trên nền giấy mờ trong phòng tối. Đó được xem là chiếc máy ảnh lỗ kim thủy tổ. Từ đó máy ảnh Obscura được phát triển dựa trên nền tảng của máy ảnh lỗ kim, sau đó máy ảnh tiếp tục được phát triển nhờ vào thế hệ máy ảnh của Daguerreotypes, quy trình làm ảnh Calotypes, bản in khô, phim và cho đến ngày nay là thế hệ máy ảnh kỹ thuật số và điện thoại thông minh.
Lịch sử hình thành
Vào thế kỉ 15 trước công nguyên, nhà triết học Trung Quốc Mặc Tử nhận thấy khi ánh sáng qua lỗ nhỏ đi vào vùng tối có thể tạo ra một ảnh đảo ngược. Mặc Tử là người đầu tiên khai thác hiện tượng này để tạo ảnh đảo ngược. Vào thế kỉ 14 trước công nguyên, Aristote cũng đề cập đến nguyên lý này. Ông miêu tả quan sát nhật thực một phần vào năm 330 trước công nguyên bằng cách nhìn ảnh của Mặt Trời chiếu qua khoảng trống giữa lá cây. Tên gọi máy ảnh Obscura, tiếng La-tin là “phòng tối”, ra đời từ ứng dụng đầu tiên này.
Máy ảnh đầu tiên
Những nghiên cứu về máy ảnh đã có từ rất lâu. Máy ảnh lỗ kim - Pinhole được xem là chiếc máy ảnh đầu tiên được phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc quan sát hiện tượng vật lý này. Máy ảnh chỉ thật sự hình thành chính thức từ khi con người phát hiện ra vật liệu có khả năng giữ hình ảnh hay còn gọi là “vật liệu bắt sáng”. Đó là thời điểm mang tính lịch sử, vào năm 1825, nhà phát minh Joseph Nicéphore Niépce đã chụp được bức ảnh đầu tiên nhờ vào chiếc máy ảnh bằng gỗ làm bởi Charles và Vincent Chevalier thực hiện tại Paris, qua quy trình làm ảnh sau gần 8 giờ phơi sáng trên tấm kim loại phủ nhựa đường.
Phân loại | máy ảnh
1. Vật liệu bắt sáng: theo phân loại vật liệu bắt sáng hiện nay máy ảnh được chia làm hai loại. Một là phương tiện “tương tự” (Analog) dùng Film và hai là phương tiện “kỹ thuật số“ dùng cảm biến hình ảnh. Qua đó hình thành 2 thế hệ máy ảnh: phim và kỹ thuật số.
2. Kích thước tiêu diện: Nếu dựa theo kích thước khổ phim hay kích thước cảm biến hình ảnh (tiêu diện), thì máy ảnh được phân làm 4 loại chính sau đây. Một là khổ lớn (Large Format), hai là khổ trung bình (Medium Format), ba là khổ nhỏ bao gồm 35mm (Full Frame), APS, MFT,....
3. Theo thiết kế máy ảnh: Dựa theo lịch sử phát triển của máy ảnh, hiện nay có 6 loại máy ảnh chính được liệt kê trong phần kế bên.
Máy ảnh qua các thời kỳ
Kể từ khi những chiếc máy ảnh sơ khai đầu tiên được làm ra dựa trên nguyên tắc máy ảnh lỗ kim (Pinhole), rồi đến sự cải tiến về ống kính để cho ra đời thế hệ máy ảnh Obscura. Nhưng thiết kế máy ảnh đầu tiên được cho là hoàn thiện nhất về mặt kỹ thuật được thương mại hóa lại là máy ảnh VIEW. Máy ảnh được xem là thủy tổ nhất trong các thế hệ máy ảnh.
01 Máy ảnh Views: là máy ảnh định dạng lớn (Large Format) phát triển dựa trên kiến trúc máy ảnh Obscura, sử dụng Bellow để lấy nét và dùng phim /lưng kỹ thuật số khổ 4×5, 5×7, 4×10, 5×12, 8×10, 11×14, 7×17, 8×20, 12×20, 20×24 inch hay lớn hơn. Loại máy ảnh này được phát triển lần đầu tiên trong kỷ nguyên của máy ảnh Daguerreotype (những năm 1840-1850) và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
02 Máy ảnh TLR (Twin lens Reflex): là chiếc máy ảnh được thiết kế để chụp ở tầm eo, khung ngắm nhìn từ trên xuống. Đặc trưng của máy ảnh này là máy ảnh dùng 2 ống kính cố định có cùng tiêu cự 35mm, một ống kính để ngắm và một ống kính để phơi sáng. Lần đầu xuất hiện năm 1870, tất cả máy ảnh TLR đều dùng phim, phổ biến nhất là loại phim 120, phim 127 và phim 35mm.
03 Máy ảnh fields: là một dạng máy ảnh View nhưng có kích thước nhỏ hơn, có thể xếp gọn lại, giúp dễ dàng mang theo và chụp ngoài trời. Máy ảnh Fields chia làm 2 loại: máy Field thuộc định dạng Large Format và Light Field thuộc định dạng Medium Format, dùng phim/lưng kỹ thuật số khổ 4×5 và 8×10 inch. Loại máy ảnh này được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1908.
04 Máy ảnh Rangefinders: là chiếc máy ảnh sử dụng khung ngắm trắc viễn và ống kính cố định với tiêu cự 35mm. Máy ảnh xuất hiện lần đầu vào năm 1916 và còn sử dụng cho đến ngày nay dưới 2 phiên bản máy ảnh phim và kỹ thuật số. Do ống kính cố định nên cần có thiết bị chuyển đổi tiêu cự (tele convertor hay wide convertor) để thay đổi góc nhìn.
05 Máy ảnh SLR/DSLR: là máy ảnh một ống kính có thể thay đổi. Lần đầu xuất hiện năm 1943, sử dụng một chiếc gương lật để phản xạ hình ảnh nhìn thấy qua ống kính lên một lăng kính 5 mặt để chuyển đến khung ngắm. Nên đặc trưng có phần gồ trên đầu máy ảnh. Khi chụp ảnh gương sẽ lật lên để ánh sáng đi vào film hay cảm biến hình ảnh. Có 3 định dạng Medium Format, 35mm và APS-C.
06 Máy ảnh Mirrorless: là máy ảnh kỹ thuật số, lần đầu ra mắt năm 2008, được cải tiến từ kiến trúc của máy ảnh DSLR, bằng cách loại bỏ gương lật và lăng kính năm cạnh. Thay khung ngắm quang học bằng khung ngắm điện tử. Các máy ảnh Rangefinder cũng là một dạng máy ảnh Mirrorless dù trên KTS sử dụng nguyên tắc nhìn qua ống kính và cả kính trắc viễn. Máy ảnh cũng có 4 định dạng Medium Format, Full Frame, APS-C và MFT.
Máy ảnh kỹ thuật số
Năm 1959 nhờ nghiên cứu về công nghệ kim loại-oxit-bán dẫn của Mohamed M. Atalla và Dawon Kahng tại Bell Labs, đã dẫn đến sự phát triển của cảm biến hình ảnh bán dẫn kỹ thuật số, bao gồm cảm biến CCD và sau đó là cảm biến CMOS. Bộ phận được sử dụng để thay thế cho tấm phim Analog truyền thống. Mở ra thời kỳ máy ảnh kỹ thuật số tiên tiến như ngày nay.
Cảm biến hình ảnh được trang bị cho các máy ảnh DSLR / Rangefinder / Mirrorless bao gồm 35mm, APS-C, MFT hay Medium Format. Hoặc sử dụng lưng kỹ thuật số cho phép tháo ráp để gắn với nhiều máy ảnh, áp dụng với các máy ảnh khổ trung bình (Medium Format) hay khổ lớn (Large Format). Nhờ vào công nghệ kỹ thuật số mà một ngã rẽ được hình thành để phát triển nên thế hệ máy ảnh mới nhất hiện nay đó là máy ảnh không gương lật Mirrorless. Loại máy ảnh kế thừa những phẩm chất của máy ảnh SLR nhưng có kiểu dáng nhỏ gọn, nhẹ và cơ động trong mọi tình huống.
Lưng kỹ thuật số
Cảm biến CMOS
Tổng kết
Các thế hệ máy ảnh truyền thống vẫn được kế thừa trên hệ thống kỹ thuật số. Trong các máy ảnh thì máy ảnh DSLR và Mirrorless vẫn được xem là thế hệ máy ảnh tân tiến nhất vì có khả năng thay đổi ống kính và cũng là nguồn cảm hứng để các ống kính zoom được phát minh. Máy ảnh Rangefinder kỹ thuật số ngày nay cũng thay đổi được ống kính, khác với thiết kế nguyên thủy và khung ngắm cũng được cải tiến để tránh hiện tượng thị sai bằng khung ngắm EVF.
Các thế hệ máy ảnh mới vẫn đang được phát triển. Nhiều thế hệ máy ảnh mới hình thành phá vỡ nguyên tắc quang học, như máy ảnh Light-field hay các máy ảnh hành động như Go Pro,...