Bởi Alain Briot
Các vấn đề về kỹ thuật của nhiếp ảnh, thường có sức hút mạnh mẽ và hấp dẫn, đến mức một số nhiếp ảnh gia cố gắng trở thành một người hoàn thiện về kỹ thuật trong suốt cuộc đời của họ. Tuy nhiên, hoàn thiện về mặt kỹ thuật, có nghĩa chỉ đạt được một nửa điều quan trọng của nhiếp ảnh mà thôi. Kết quả thường là các bức ảnh tuyệt vời về mặt kỹ thuật nhưng thiếu cảm xúc. Như ý kiến của Ansel Adams nói rằng “không có điều gì chán bằng diễn tả hoàn hảo về mặt kỹ thuật của một vấn đề mà không có ý nghĩa gì rõ ràng”. Nói cách khác, một bức ảnh nghệ thuật chẳng có ý nghĩa gì khi được tạo ra, trong đó kỹ thuật không được sử dụng để thể hiện cảm xúc hay mục đích nào đó.
Nhiếp ảnh được xem như là một sự kết giữa nghệ thuật và kỹ thuật. Nhiếp ảnh cho phép chúng ta biểu lộ cảm giác và cảm xúc, nhưng để làm được như vậy chúng ta cần phải nắm vững các tính chất của nó.
Vô số các bài báo hàng ngày viết về các khía cạnh kỹ thuật của nhiều nhiếp ảnh. Từ đánh giá thiết bị, các kỹ thuật xử lý ảnh, các mách nước để trở thành một nhiếp ảnh gia tài năng hơn, hay những câu chuyện về “cái gì làm được” và “cái gì không”, chúng ta không hề thiếu những tài liệu như vậy. Thật ra thì không có điều gì sai cả. Trong thực tế, tôi cũng có đóng góp những chia sẻ của tôi trong các bài viết về chủ đề này. Tuy nhiên, vô tình bạn nghĩ rằng chỉ có kỹ thuật của nhiếp ảnh là quan trọng và bạn bỏ ra nhiều thời gian cũng như nỗ lực để học và nghiên cứu nó, mà bỏ qua yếu tố còn lại.
Sa thạch Navajo
Thật vậy, yếu tố nghệ thuật trong nhiếp ảnh cũng rất quan trọng. Thật không may, chẳng có bao nhiêu thông tin về điều này trong nhiếp ảnh. Rất ít những bài viết nghiêm túc được biên soạn, chỉ một vài cuộc thảo luận về nghệ thuật được diễn ra, và gần như thiếu hẳn những thông tin mang tính trợ giúp và định hướng. Thực tế có thể nói là , hầu hết các nhiếp ảnh gia chỉ muốn khám phá về khía cạnh kỹ thuật, họ bị thu hút và quyến rũ bởi các thiết bị và kỹ thuật và chỉ dừng lại ở đó mà không hề muốn đi xa hơn. Cũng có thể các nhiếp ảnh gia, hoặc giáo viên hướng dẫn, cảm thấy không thoải mái khi viết về nghệ thuật, do thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức để làm được điều này.
Tuy nhiên, nghệ thuật và kỹ thuật khác nhau rất lớn trong mục tiêu và thực hành của họ. Chúng ta không thể làm, mà không biết được những phẩm chất tương ứng của chúng.
Yếu tố kỹ thuật của nhiếp ảnh bao hàm các kỹ năng và thiết bị. Trong khi, yếu tố nghệ thuật của nhiếp ảnh bao hàm những mục đích, cảm hứng, tầm nhìn, nguồn cảm hứng và cách sử dụng các khái niệm liên quan đến nghệ thuật của nhiếp ảnh gia. Hai vấn đề trên cần phải phối hợp nhất liền nhau để có thể tạo ra thành công một bức ảnh có đẳng cấp thế giới. Nếu một trong hai phần này bất cân xứng, thì sẽ cho ra một kết quả khác, hoặc là bức ảnh tuyệt vời về mặt kỹ thuật mà không có tính nghệ thuật, hoặc có nhiều tính nghệ thuật nhưng lại thiếu kỹ năng về kỹ thuật.
Trong các lần tiếp xúc với nhiếp ảnh gia khác, tôi luôn thấy cả hai tình huống này đều có xảy ra. Tuy nhiên, tình huống thứ nhất xuất hiện thường xuyên nhiều hơn. Nói cách khác, rất nhiều bức ảnh có kỹ thuật hoàn hảo, nhưng lại thiếu nội dung, thông điệp phía sau, hoặc mục đích chuyển tải.
Nhiếp ảnh là một phương tiện kỹ thuật cao, không giống như hội họa hay các nghệ thuật tạo hình khác, các đối tượng có thể tiếp xúc trực tiếp. Trong khi ở nhiếp ảnh, một thiết bị cơ khí (máy ảnh) đứng giữa các nhiếp ảnh gia và chủ đề của mình.
Một họa sĩ không bị tách khỏi chủ đề của mình bởi bất cứ thiết bị cơ khí nào. Tất cả những thứ liên quan là chủ đề, khung vẽ, hay chính là hoạ sĩ. Cọ vẽ và màu sơn là phương tiện giữa họa sĩ và khung vải, nhưng người họa sĩ không nhìn xuyên qua chiếc cọ vẽ hay màu sơn của mình, theo cách nhiếp ảnh gia nhìn thấy thông qua các máy ảnh của họ. Cọ vẽ và sơn chỉ là công cụ để chuyển tải những gì người họa sĩ nhìn thấy lên trên bức tranh mà thôi.
Trong khi ở nhiếp ảnh, máy ảnh đứng giữa người chụp và chủ đề, có nghĩa là một số thay đổi có thể sẽ xảy ra do máy ảnh, mà những thay đổi đó người họa sĩ không phải đối mặt. Ví dụ như những vấn đề liên quan đến ống kính như méo ảnh, quang sai, ảnh mờ, sắc sai, chi tiết hình ảnh hay tương tự như vậy. Họa sĩ không gặp những vấn đề về ánh sáng, họ có thể vẽ một cách chính xác những gì họ có ý định vẽ. Dĩ nhiên để vẽ được như vậy, phải mất nhiều năm học cách sử dụng cọ để trở thành bậc thầy, nhưng không hoạ sĩ nào để tâm đến cọ vẽ theo cách các nhiếp ảnh gia thường lo lắng về các vấn đề của một ống kính.
Phim hoặc cảm biến kỹ thuật số, cũng có một số thay đổi hư hạt phim, độ nhiễu ảnh, độ phân giải cao thấp, số điểm ảnh, thay đổi màu sắc, sắc nét hay những điều tương tự như vậy. Các họa sĩ không phải đối phó với bất kỳ những vấn đề như độ phân giải cụ thể hoặc số điểm ảnh của một cọ vẽ, hoặc mật độ hạt và độ nhiễu ảnh. Tất cả các cọ vẽ không bị ảnh hưởng độ nhiễu và tách biệt với độ phân giải, cho phép người họa sĩ để tạo ra hình ảnh với bất kỳ kích thước nào mà họ thích, mà không cần phải lo lắng về giới hạn kích thước tối đa, mất nét, hay các vấn đề loại bỏ độ nhiễu ảnh.Không có họa sĩ nào cần phải mang theo một máy đo ánh sáng, hay lo lắng về cân bằng màu sắc theo cách những nhiếp ảnh gia hay làm. Họa sĩ không phải đối mặt với những thách thức kỹ thuật, bởi vì họ không phụ thuộc vào các thiết bị cơ khí - máy ảnh hay máy in - để tạo ra hình ảnh, họ không phải học cách khắc phục những thay đổi và khuyết tật của máy ảnh và máy in. Trong khi các nhiếp ảnh gia phải học tất cả những điều đó để có thể chụp được ảnh.
Như vậy, trở thành một nhiếp ảnh gia có kỹ thuật xuất sắc là một trong hai điều kiện rất quan trọng trong nhiếp ảnh. Nhưng nếu chỉ tập trung hoàn toàn vào kỹ thuật thì sẽ thiếu tính nghệ thuật
Vì vậy, một nhiếp ảnh gia phải làm gì ? Đơn giản. Trước tiên, bắt đầu bằng cách giải quyết tất cả các vấn đề kỹ thuật, để có thể thoải mái tự tin khi chụp ảnh mà không có bất kỳ những vướng mắc nào đối với bạn. Cách tiếp cận này sẽ cho phép sự sáng tạo của bạn không bị giới hạn bởi những yếu tố kỹ thuật và bạn hoàn toàn tự do và có cơ hội để tập trung vào nghệ thuật. Sau đó, dành thời gian để nghiên cứu nghệ thuật, lắng nghe nguồn cảm hứng của bạn, và cuối cùng là học cách dừng lại các suy nghĩ bên ngoài và bắt đầu cảm nhận, để có thể tạo ra hình ảnh, mang cảm xúc đến khung cảnh ở phía trước, hơn là chăm chăm vào kỹ thuật làm sao để bức hình đẹp.
Trong bài này tôi muốn tránh nói rằng “nhiếp ảnh có phải là một nghệ thuật hay không”, mà không cần phải giải thích tại sao, và kế đến là làm sao áp dụng các khái niệm nghệ thuật trong nhiếp ảnh, cũng như đưa ra những mối liên hệ trực tiếp giữa nhiếp ảnh và nghệ thuật khác.
Đây là bài viết rất dài, được đăng thành nhiều kỳ và đề cập các vấn đề khác nhau. Chúng tôi chỉ lược dịch và tóm tắc các ý chính. Bạn có thể đón đọc các phần còn lại trên trang web của tác giả theo đường link bên dưới đây.
Dịch và biên soạn lại từ nguồn http://www.luminous-landscape.com