Đánh giá Nikon 18-55mm f/3.5-5.6G AF-S VR DX

Sản phẩm Nikon 18-55mm f/3.5-5.6G AF-S VR DX
Loại zoom lens, wide - normal
Ngày phát hành 11/2007
Tiêu cự 18-55mm (27-82.5mm trên máy croped)
Góc nhìn 76 độ - 29 độ (trên máy croped)
Thành phần thấu kính 8 nhóm & 11 thấu kính (1 asp)
Khoảng cách lấy nét gần nhất 0.28m (0.31x)
Chức năng giới hạn lấy nét Không có
Chức năng giảm rung Có (giảm 3-stop)
Ống kính lấy nét Ngoại biên
Kích thước kính lọc 52mm
Độ dài ống kính 79.5mm
Đường kính ống kính 73mm
Trọng lượng 265g
Số lá thép cửa điều sáng 7
Độ mở lớn nhất f/3.5 - f/5.6
Độ mở nhỏ nhất f/22 - f/32
Ngàm ống kính Nikon F
Chức năng khác Có thông tin khoảng cách cho máy ảnh.

 

Đánh giá chung

Ống kính Nikon 18-55mm f/3.5-5.6G AF-S VR DX là phiên bản nâng cấp của sản phẩm trước đó không có tính năng giảm rung. Thừa hưởng chức năng giảm rung trên các ống kính cao cấp 70-200mm của Nikon, cho phép chụp trong điều kiện ánh sáng yếu. Đây là yếu tố rất quan trọng với một một ống kính không  nhanh (có độ mở lớn nhỏ hơn f/2.8). Ống kính gặp một vấn đề nhỏ với lóe sáng khi chụp ngược nguồn sáng mạnh. Về tổng thể, rất ít những than phiền về chất lượng với một ống kính giá rẻ như vậy

 

Ưu điểm

  • Sử dụng thành phần thấu kính chất lượng
  • Chức năng giảm rung thế hệ mới và rất hiệu quả (giảm 3-stop)
  • Khả năng chụp cận ảnh tốt và cho hiệu suất cao.

 

Nhược điểm

  • Sử dụng chất liệu nhựa
  • Vòng lấy nét ở phía trước ảnh hưởng đến kính lọc
  • Bị lóe sáng, vòm che phía trước khá nhỏ không ngăn cản hết
  • Vòng lấy nét xoay ngắn, khó lấy nét bằng tay

 

Đánh giá theo thang điểm 5

Thành phần chất liệu                           3.0

Thiết kế tiện dụng                              3.0

Tính năng                                          3.5

Chất lượng hình ảnh                            3.5

Chất lượng ống kính so với giá tiền        4.5

 

Khẩu độ tối ưu.

Ống kính cho chất lượng hình ảnh tốt nhất ở khẩu độ f/5.6 –f/8 trong dãy tiêu cự từ 35-55mm. Hình ảnh sắc nét cao ở trung tâm và tương đối đồng đều dù có suy giảm khi ra dần phía ngoài.  Chất lượng hình ảnh thấp nhất ở dãy khẩu độ từ f/22 đến f/32 trong hầu hết các tiêu cự.

 

Khẩu độ tối ưu: f/5.6 ở tiêu cự 35mm.

 

Giải thích ký tự viết tắt.

AF-S (Auto Focus Silent Wave Motor SWM) : Ống kính sử dụng động cơ ít tiếng ồn giúp việc lấy nét nhanh và êm ái.

VR (Vibration Reduction):Chức năng giảm rung. Cho phép chụp với tốc độ chậm hơn bình thường 3-stop.

DX: Thiết kế dành riêng cho máy ảnh KTS (croped) có kích thước cảm biến hình ảnh tương đương với chuẩn APS-C

 

Giải thích chức năng ống kính

 

 

1

Vòm che ống kính

6

Điểm xác nhận tiêu cự cài đặt

2

Nút khóa vòm che với ống kính

7

Điểm kết nối ống kính với máy ảnh

3

Vòng chỉnh nét

8

Điểm giao tiếp điện tử

4

Vòng điểu khiển tiêu cự

9

Nút bật tắt chức năng lấy nét tự động

5

Thông số tiêu cự

10

Nút bật tắt chức năng giảm rung

 

M: Tắt chức năng lấy nét tự động. Tự điều chỉnh vòng lấy nét trên ống kính bằng tay.

A: Sử dụng chức năng lấy nét tự động.

VR ON/OFF: Bật /tắt chức năng giảm rung trên ống kính, chức năng cho phép giảm rung tối đa 3-stop.

Chức năng giảm rung 3-stop: Stop là sự thay đổi giữa hai giá trị nguyên của tốc độ màn trập. Giá trị nguyên của tốc độ màn trập được phân chia như sau: …1/15s, 1/30s, 1/60s, 1/125s, 1/250s, 1/500s, 1/1000s… để hạn chế hình ảnh bị rung, thường phải chụp tốc độ cao đến rất cao để bắt đứng được hình ảnh. Mức bù trừ tương đương với 3 stop được hiểu như sau: ví dụ nếu chụp không dùng chức năng chống rung trên ống kính, ở tốc độ màn trập nhanh hơn 1/250s hình không bị nhòe. Khi mở chức năng giảm rung, cho phép chụp ở tốc độ 1/30s (giá trị sau khi lùi 3 stops) cho hiệu quả tương đương.

 

Giá tham khảo: VND 2,200,000

 

(Bài viết có sử dụng kết quả đánh giá của trang dpreview.com)

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00